Diễn biến giá gạo Việt Nam trong năm 2022
Đầu năm 2022, thời điểm chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường lúa gạo giao dịch chậm, thương nhân đều chờ đợi tình hình sau Tết, đầu ra gạo trắng sau xay xát yếu cả kênh gạo chợ và xuất khẩu. Nguồn gạo nguyên liệu cũng hạn chế vào thời kỳ đầu vụ Đông Xuân.
Sau Tết, hầu hết các đơn vị đều mở thu mua trở lại tuy nhiên lượng giao dịch ít, thị trường lúa gạo giao dịch khá chậm khi mà nguồn cung gạo nguyên liệu chưa dồi dào, giá gạo nguyên liệu cao trong khi đầu ra gạo trắng sau xay xát còn chậm, các nhà máy hoạt động cầm chừng.
Giá gạo NL IR 504 có xu hướng tăng trong tháng 3 do nhu cầu làm hàng dự trữ nhà nước và nguồn gạo IR 504 ít hơn so với năm trước. Thời điểm này, miền Tây đang thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, nguồn cung lúa gạo cho các nhà máy xay xát dồi dào.
Giá phụ phẩm cao trong khi đầu ra cho gạo trắng sau xay xát yếu ở cả kênh xuất khẩu và gạo chợ, các nhà máy xay xát chạy gạo để bán ra phụ phẩm (tấm, cám) và trữ lại gạo trắng khiến tồn kho gạo trắng nhiều. Nguồn cung lúa gạo tại miền Tây dồi dào, tuy nhiên lúa gạo chất lượng kém, gãy nhiều, ẩm độ cao, vì vậy cũng không thu hút nhu cầu xay xát, thị trường lúa gạo tại miền Tây giao dịch ảm đạm.
Cuối tháng 4, giá gạo nguyên liệu tăng cao do nguồn cạn dần vào cuối vụ thu hoạch Đông Xuân. Thương nhân lúa gạo thận trọng giao dịch, chào bán giá cao để chờ đợi mặt bằng giá mới. Trong khi đó, nhiều nhà máy xay xát tại miền Tây cũng bắt đầu nghỉ lễ 30/4, thị trường lúa gạo tại miền Tây giao dịch ảm đạm.
Giá gạo nguyên liệu ít biến động mạnh trong năm 2022. Trung bình giá gạo NL IR 50404 trong suốt chín tháng đầu năm 2022 duy trì quanh mức 7700-8300 đồng/kg, biến động giá giữa các tháng chỉ từ 100-300 đồng/kg. Trong khi mức biến động giá giữa các tháng của năm 2021 có thể lên đến hơn 1.000 đồng/kg do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại một số tỉnh miền Tây gây ảnh hưởng chung đến tình hình giao dịch lúa gạo, nhiều nhà máy xay xát ngưng hoạt động.
Trong bốn tháng đầu năm 2022, giá gạo NL OM 5451 cũng không có biến động lớn, giao dịch vào kho xuất khẩu ở quanh mức 8100-8300 đồng/kg, tại kho Sa Đéc, An Giang. Đầu ra cho xuất khẩu tiếp tục yếu và tồn kho gạo trắng tại các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều. Gía gạo NL OM 5451 bắt đầu tăng mạnh trong tháng 5/2022 do nguồn gạo khan hiếm, giá gạo OM 5451 trung bình tháng 5/2022 tăng 500 đồng/kg so với tháng trước, lên mức 8800 đồng/kg, tại kho.
Giá gạo nguyên liệu bắt đầu xu hướng giảm trong tháng 6, nguồn cung lúa gạo vụ Hè Thu dần có nhiều thêm, tuy nhiên mưa nhiều khiến chất lượng lúa gạo đầu vụ Hè Thu sụt giảm, bên cạnh đó tồn kho gạo trắng nhiều và đầu ra yếu nên không thu hút nhu cầu xay xát mới.
Theo thông tin từ phía doanh nghiệp xuất khẩu, giao dịch mới với thương nhân Philippines yếu do phía Philippines chờ đợi giá giảm thêm khi vào rộ Hè Thu. Nhu cầu xay xát gạo chợ để tiêu thụ nội địa khá yếu khi miền Bắc đang bước vào thu hoạch.
Giá gạo nguyên liệu tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 7 do nguồn nhiều khi vào rộ vụ Hè Thu nhưng chất lượng gạo kém do mưa nhiều, gây ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch cũng như ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, nhà kho không mặn mà thu mua để dự trữ. Thị trường lúa gạo giao dịch khá trì trệ, khi mà đầu ra gạo trắng yếu và việc giá gạo nguyên liệu sụt giảm khiến các thương lái lúa thua lỗ và đi hàng ít hơn.
Bước sang tháng 8, thị trường lúa gạo vẫn giao dịch khá ảm đạm, nhiều nhà máy xay ngưng hoạt động hoặc hoạt động chậm. Nhu cầu thu mua từ một số kho cung ứng chậm lại do hết hợp đồng, các doanh nghiệp xuất khẩu đặt mua giá thấp. Giá gạo nguyên liệu tiếp tục có xu hướng giảm do nhu cầu thu mua yếu từ các bên gạo chợ và xuất khẩu. Nguồn lúa và gạo nguyên liệu về tại các nhà máy xay xát có độ ẩm cao, chất lượng xấu (ảnh hưởng bởi mưa nhiều).
Giá gạo nguyên liệu IR 50404/OM 5451 giao dich quanh mức 8000-8100/ 8000-8400 đồng/kg, tại kho Sa Đéc, An Giang.
Tháng 9, miền Tây bước vào giai đoạn cuối của thu hoach Hè Thu, giá gạo nguyên liệu và thành phẩm có xu hướng tăng. Sau thông tin Ấn Độ cấm xuất khẩu tấm và hạn chế xuất khẩu gạo, giá lúa gạo tại Việt Nam liên tiếp được đẩy giá lên, nhiều nhà máy xay xát ở các tỉnh miền Tây có nhu cầu mua trữ lại.
Nguồn gạo nguyên liệu được thương lái đưa về ít, phía các kho cung ứng cũng hạn chế ký bán lượng nhiều do lo ngại giá còn tăng thêm, nguồn cung lúa gạo hạn chế trong giai đoạn cuối vụ Hè Thu – đầu vụ Thu Đông.
Giá gạo nguyên liệu IR 50404/OM 5451 điều chỉnh tăng từ mức 7950-8000 đồng/kg hồi đầu tháng 9/2022, lên mức 8600-8700 đồng/kg vào cuối tháng 9/2022 và tiếp tục xu hướng tăng trong tháng 10/2022 do nguồn cung khan hiếm.
Nguồn gạo mới vụ Thu Đông thu hoạch ít, nguồn cung khan hiếm và giá cao khiến nhiều nhà máy xay xát ngưng hoạt động, các nhà kho phần nhiều giao dịch hàng cũ tồn kho, hàng dựa lại trước đó.
Tuần cuối tháng 10, nguồn cung gạo ít trong giai đoạn cuối vụ Thu Đông đẩy giá lên mức rất cao, thị trường lúa gạo giao dịch cầm chừng. Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo chịu lỗ nặng do giá gạo tăng quá cao khi đã ký trước hợp đồng xuất khẩu.
Giá gạo nguyên liệu IR 50404/OM 5451 điều chỉnh tăng từ mức 8700-8800 đồng/kg hồi đầu tháng 10, lên mức 9300-9400/9500-9600 đồng/kg vào cuối tháng 10, tăng từ 600-700 đồng/kg so với hồi đầu tháng.
Giá gạo nguyên liệu OM 5451 tiếp tục giữ ở mức cao trong 11 do nguồn cung gạo ít, giao dịch quanh mức 9400-9600 đồng/kg, vào kho xuất khẩu tại kho Sa Đéc, An Giang. Trong khi giá gạo nguyên liệu IR 50404 giảm trở lại do nhu cầu yếu, ở quanh mức 9000-9300 đồng/kg vào nửa cuối tháng 11/2022.
Giá gạo nguyên liệu IR 50404 có xu hướng tăng nhẹ trong đầu tháng 12 do nguồn ít, nhu cầu thu mua gạo NL IR 50404 để làm hàng đi Indonesia, tuy nhiên điều chỉnh giảm trở lại vào nửa cuối tháng 12. Tính trung bình tháng 12/2022, giá gạo nguyên liệu IR 50404 giảm nhẹ so với tháng trước đó, giao dịch quanh mức 9100-9400 đồng/kg, tại kho Sa Đéc, An Giang.
Giá gạo nguyên liệu OM 5451 có xu hướng tăng do nhu cầu gạo chợ, nguồn cung ít. Cuối tháng 12, giá gạo nguyên liệu OM 5451 tại kho Sa Đéc, An Giang ở mức 9900-9950 đồng/kg, tăng khoảng 300 đồng/kg so với cuối tháng 11.
Tại miền Tây trong giai đoạn kết thúc vụ Thu Đông – bắt đầu thu hoạch sớm vụ Đông Xuân nên nguồn cung gạo nguyên liệu hạn chế. Nhu cầu xau xát hầu như đến từ phía các nhà máy gạo chợ để làm hàng tiêu thụ trước Tết Nguyên Đán, nhu cầu xay xát gạo xuất khẩu yếu do giá cao.
Tiến độ giao hàng cho một số tàu Philippines chậm hơn do giá gạo nguyên liệu tăng cao, nguồn ít, doanh nghiệp làm hàng khó khăn. Thời điểm này, thương nhân Trung Quốc cũng bắt đầu hỏi mua gạo sau khi Trung Quốc hết chính sách siết chặt covid, hầu hết giao dịch diễn ra là gạo ST.
Nhu cầu xay xát gạo tại miền Tây nhìn chung vẫn còn chậm, khi mà giá gạo nguyên liệu duy trì mức cao, nguồn cung hạn chế trong giai đoạn đầu vụ Đông Xuân. Giá phụ phẩm thấp (tấm gạo, cám gạo) đang làm nâng giá thành sản xuất gạo trắng. Bên cạnh đó, thương nhân đều có xu hướng chờ đợi tình hình sau Tết Nguyên đán, một số đơn vị xay xát đã nghỉ Tết sớm.
Diễn biến giá gạo nguyên liệu tại Sa Đéc theo tháng trong năm 2022, đồng/kg
Nguồn: Dữ liệu của luagaoviet.com
Đầu năm 2022, giá gạo nguyên liệu OM 18 và Đài Thơm 8 điều chỉnh giảm do nhu cầu yếu và nhiều bên ngưng mua, nghỉ Tết sớm, giao dịch quanh mức 8100-8300 đồng/kg.
Sau Tết, giá gạo nguyên liệu OM 18/Đài Thơm 8 điều chỉnh tăng nhẹ trở lại do nguồn ít, nhu cầu hỏi mua có khởi sắc, giao dịch quanh mức 8300-8500 đồng/kg, tại kho Sa Đéc, An Giang. Nửa đầu tháng 4/2022, giá gạo thơm có xu hướng giảm do chất lượng gạo xấu, gãy nhiều, giao dịch ở mức 8200-8400 đồng/kg.
Giá gạo thơm bắt đầu điều chỉnh tăng mạnh từ giữa tháng 4 và tiếp tục tăng mạnh trong tháng 5/2022 do nguồn cạn khi vào cuối vụ thu hoạch Đông Xuân. Giao dịch vào kho cung ứng quanh mức 8700-9300 đồng/kg.
Gía gạo nguyên liệu OM 18/Đài Thơm 8 tiếp tục duy trì ở mức cao trong tháng 6 và bắt đầu đảo chiều suy giảm từ giữa tháng 7/2022 do nhu cầu hỏi mua yếu, nhiều kho cung ứng ngưng làm hàng do giá gạo trắng thấp. Trong khi đó, nguồn gạo nguyên liệu khá dồi dào do vào rộ vụ Hè Thu nhưng chất lượng gạo kém do mưa nhiều. Gía gạo nguyên liêu OM 18/Đài Thơm 8 tiếp tục giảm hồi đầu tháng 9/2022, giao dịch vào kho cung ứng ở quanh mức 8000-8100 đồng/kg.
Giá gạo thơm ở mức cao trong các tháng cuối năm 2022 do nguồn ít, nhu cầu hỏi mua gạo gạo thơm khá hơn, tuy nhiên phía kho cung ứng chưa giao dịch lượng nhiều do lo ngại việc khó thu gom hàng và giá gạo nguyên liệu có thể tăng thêm.
Giá gạo nguyên liệu Đài Thơm 8 cao nên giao dịch cung ứng gạo trắng xuất khẩu hầu như ngưng lại, một số kho chuyển sang cung ứng gạo đẹp cho gạo chợ. Giao dịch vào kho cung ứng Sa Đéc, An Giang quanh mức 10000-10200 đồng/kg trong tháng 12/2022.
Diễn biến giá gạo Đài thơm 8 trong năm 2022, đồng/kg
Nguồn: Dữ liệu của luagaoviet.com
Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá nếp ít biến động mạnh, thị trường giao dịch chậm. Tháng 1/2022, giá gạo nếp giảm nhẹ do nhu cầu yếu, thị trường ảm đạm. Giá nếp thành phẩm 10% tấm lên cont hàng xuất khẩu ở quanh mức 9000-9200 đồng/kg, tại nhà máy Long An (nếp Hè Thu hoặc Đông Xuân cũ).
Gía nếp bắt đầu nhích nhẹ trong tháng 2, nguồn ít, giá nếp thành phẩm 10% tấm lên cont hàng xuất khẩu ở quanh mức 9300-9500 đồng/kg, tại nhà máy Long An.
Gía nếp điều chỉnh tăng mạnh từ giữa tháng 4/2022 do nguồn ít, thương lái trữ lại, cùng với đó là nhu cầu xuất khẩu đi Trung Quốc, Indonesia. Giá nếp thành phẩm 10% tấm Đông Xuân vụ mới lên cont hàng xuất khẩu ở mức 9700-10300 đồng/kg, tại nhà máy Long An và tiếp tục xu hướng tăng đến hết quý 2/2022, đạt mức 10400-10500 đồng/kg và ở mức 11200-11300 đồng/kg, nếp Phú Tân 10% tấm tại kho, sortex.
Giá nếp tại Long An tiếp tục có xu hướng tăng trong tháng 7, nguồn khan hiếm, giao dịch quanh mức 10700-10800 đồng/kg, nếp thành phẩm 10% tấm lên cont hàng xuất khẩu, tại nhà máy.
Trong nửa đầu tháng 8/2022, giá nếp điều chỉnh giảm nhẹ do nhu cầu chậm, xuống mức 10300-10400 đồng/kg. Giá gạo nếp bắt đầu tăng trở lại từ cuối tháng 8 và tiếp tục tăng mạnh trong quý 4/2022 do nhu cầu tăng mạnh trong khi nguồn khan hiếm. Giá nếp Phú Tân 10% tấm lần lượt đạt mức 11600/12700/14000 đồng/kg, tại kho, sortex trong lần lượt các tháng 9, 10 và 11 của năm 2022. Giá nếp thành phẩm 10% tấm lên cont hàng xuất khẩu cũng tăng mạnh, đạt mức 11700/12800/14100 đồng/kg, tại nhà máy Long An, trong lần lượt các tháng 9, 10 và 11 của năm 2022.
Gía gạo nếp tiếp tục tăng lên mức 14400-14500 đồng/kg trong tháng cuối năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2020.
Diễn biến giá nếp An Giang và Long An trong năm 2022, đồng/kg
Nguồn: Dữ liệu của luagaoviet.com
Giá cám gạo tăng cao kỷ lục trong năm 2022 do nguồn hàng khan hiếm, giá các loại nguyên liệu nhập khẩu (ngô, khô đậu, cám gạo trích ly, cám mỳ…) tăng mạnh
Đầu năm 2022, giá cám gạo ít biến động, theo thương nhân thì nguồn hàng ít và giá cao khiến các bên xuất khẩu và thương mại cám dần mua chậm lại. Nhiều nhà máy xay xát muốn đẩy bán ra giải phóng kho nghỉ Tết khiến giá cám giảm nhẹ.
Sau nghỉ Tết, giá cám gạo tiếp tục xu hướng giảm nhẹ do nhu cầu thu mua yếu, nhiều thương nhân trả giá thấp. Giá giao dịch cám khô hàng mới ở mức 7.150 – 7.250 đồng/kg, cám ướt ở mức 7.050 – 7.150 đồng/kg, giá tại các nhà máy xay xát, lau bóng gạo miền Tây.
Gía cám gạo bắt đầu có xu hướng tăng trở lại từ cuối tháng 2/2022, do nguồn ít và nhu cầu hỏi mua rất mạnh từ các thương nhân, đặc biệt là nhu cầu từ các bên thương mại giao nhà máy thức ăn chăn nuôi khi mà giá các loại nguyên liệu nhập khẩu (ngô, khô đậu, cám gạo trích ly, cám mỳ…) tăng mạnh.
Giá giao dịch cám khô phổ biến ở mức 7.400 – 7.500 đồng/kg, cám ướt ở mức 7.300 – 7.400 đồng/kg, giá tại các nhà máy xay xát, lau bóng gạo miền Tây. Riêng tại khu vực Sa Đéc – Đồng Tháp, giá chào bán cám khô ở mức 7.600 – 7.650 đồng/kg, cám ướt 7.450 – 7.500 đồng/kg.
Giá cám gạo tại miền Tây tiếp tục tăng mạnh trong tháng 3 do nguồn hàng khan hiếm trong khi đó phía thương nhân cạnh tranh thu mua. Nhu cầu tiêu thụ lớn, khiến các thương nhân phải cạnh tranh thu mua theo giá chào bán của nhà máy xay xát mới chốt được hàng. Hầu hết lượng cám mới tại các nhà máy xay xát đều được giao dịch hết, các nhà máy xay xát hầu như không có cám tồn kho.
Giá giao dịch cám khô, cám ướt hoặc cám hỗn hợp (cám khô và cám ướt theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3) phổ biến ở mức 8.300 – 8.450 đồng/kg, tùy chất lượng và khoảng cách vận chuyển.
Giá cám gạo tại miền Tây điều chỉnh giảm vào đầu tháng 4 do nhu cầu thu mua chậm, chất lượng cám không tốt, cùng với đó là thông tin phía doanh nghiệp xuất khẩu lớn đi Trung Quốc ngưng mua do gặp khó khăn về vấn đề kiểm dịch.
Giao dịch cám khô giảm xuống mức 7.800 – 8.000 đồng/kg, cám ướt ở quanh mức 7.750 đồng/kg, cám hỗn hợp (cám khô và cám ướt) ở mức 7.750 – 7.850 đồng/kg, giá tại các nhà máy xay xát, lau bóng gạo miền Tây.
Sau kỳ nghỉ lễ 30/4, phía các nhà máy xay xát đẩy tăng giá chào bán cám gạo do nguồn hàng khan hiếm. Theo thương nhân thì có nhu cầu thu mua nhiều từ phía các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thương nhân giao nhà máy ép dầu. Hoạt động xay xát gạo vẫn khá chậm khi mà nguồn gạo nguyên liệu các thương lái bán ra ít đẩy giá tăng cao, gạo mới chất lượng kém, trong khi đó đầu ra gạo trắng yếu.
Giá giao dịch cám khô phổ biến ở mức từ 8.500 – 8.600 đồng/kg, cám ướt ở mức 8.300 – 8.400 đồng/kg, giá tại các nhà máy xay xát, lau bóng gạo miền Tây. Tại Sa Đéc – Đồng Tháp, nhà kho gạo chợ đẩy tăng giá chào bán cám khô loại đẹp lên ở mức 8.850 – 8.950 đồng/kg, nguồn hàng ít khi các nhà máy xay xát hoạt động yếu.
Giá cám gạo tăng cao kỷ lục trong tháng 6/2022, nguồn cung cám gạo ra thị trường hạn chế, nhiều nhà máy xay xát không có hàng giao ngay mà phải giao dịch sau 3 – 4 ngày mới giao hàng, thương nhân phải cạnh tranh giá mới ký mua được hàng.
Giá giao dịch cám khô phổ biến ở mức 9.050 – 9.150 đồng/kg, cám hỗn hợp ở mức 8.900 – 9.000 đồng/kg và cám ướt ở mức 8.500 – 8.550 đồng/kg, giá tại các nhà máy xay xát, lau bóng gạo. Tại khu vực Sa Đéc – Đồng Tháp, giá cám khô mới ở mức kỷ lục 9.200 đồng/kg.
Giá cám gạo tại miền Tây bắt đầu xu hướng giảm trong quý 3/2022, thị trường cám gạo vẫn giao dịch trì trệ, nguồn cám đa số chất lượng kém khi gạo Hè Thu bị ảnh hưởng bởi mưa nhiều khiến nhu cầu thu mua từ thương nhân yếu. Phía thương mại lo ngại rủi ro khi dự kiến giá còn sụt giảm. Một số nhà máy xay xát cần giải phóng hàng để xoay vòng vốn chấp nhận giao dịch ở mức giá thấp.
Cuối tháng 9/2022, giá giao dịch cám khô ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg (tùy chất lượng, khu vực), cám hỗn hợp và cám ướt ở mức 8.100 – 8.150 đồng/kg, giá tại nhà máy xay xát, lau bóng gạo.
Giá cám gạo nhích nhẹ trong tháng 10 do nguồn hàng khan hiếm, phía nhà máy xay xát đẩy tăng giá chào bán. Giá cám gạo tiếp tục tăng theo xu hướng lên cao của giá gạo nguyên liệu trong đầu tháng 11, giao dịch cám khô, cám ướt hoặc cám hỗn hợp phổ biến ở mức 8.650 – 8.850 đồng/kg (tùy chất lượng, khu vực, khoảng cách vận chuyển), giá tại nhà máy xay xát, lau bóng gạo. Tại Sa Đéc – Đồng Tháp, giá chào bán cám khô loại đẹp ở mức 8.900 đồng/kg.
Nửa cuối tháng 11, giá cám gạo bắt đầu giảm khá mạnh do nhu cầu hỏi mua yếu từ thương nhân, một số bên thương mại và nhà máy thức ăn chăn nuôi ngưng mua. Nhiều bên thương mại chủ yếu bán ra hàng tồn kho, nhu cầu mua vào ít do thiếu vốn. Nguồn cung cám gạo cũng không nhiều khi mà nhu cầu xay xát cầm chừng cả ở kênh gạo chợ và xuất khẩu.
Gía cám gạo tiếp tục xu hướng giảm trong tháng cuối năm 2022 do nhu cầu hỏi mua yếu từ các bên thương mại và nhà máy thức ăn chăn nuôi, thị trường giao dịch trầm lắng. Giá giao dịch cám khô, cám ướt và cám hỗn hợp (hàng mới) dao động ở mức 7.900 – 8.200 đồng/kg (tùy khu vực), giá tại nhà máy xay xát, lau bóng gạo. Tại khu vực Sa Đéc – Đồng Tháp,cám khô hoặc cám ướt mới, loại đẹp được chào bán ở mức 8.150 – 8.250 đồng/kg.
Diễn biến giá cám gạo theo tháng trong năm 2022, đồng/kg
Nguồn: Dữ liệu của luagaoviet.com
Giá lúa tươi tại Miền Tây tiếp liên tục điều chỉnh tăng trong quý 4/2022 do nguồn khan hiếm
Tháng 1/2022, một số vùng như Tháp Mười, Sóc Trăng bắt đầu vào thu hoạch vụ Đông Xuân, nguồn cung lúa gạo sẽ có cải thiện hơn vào sau Tết khi có thêm nhiều đồng thu hoạch vụ Đông Xuân, sang tháng 3 và 4/2022 sẽ là khoảng thời gian rộ vụ Đông Xuân tại miền Tây.
Sau kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán, giao dịch lúa khá nhộn nhịp, giá lúa có xu hướng tăng, các thương lái đặt cọc trước nhiều. Nguồn cung lúa gạo cho các nhà máy xay xát vẫn chưa có nhiều do chưa rộ vụ. Cuối tháng 2, tại Trà Vinh, Vĩnh Long bắt đầu có thu hoạch vụ Đông Xuân, chủ yếu lúa OM 5451 và lúa thơm. Gía lúa bắt đầu tăng nhẹ do nguồn lúa chưa nhiều. Gía lúa Đông Xuân IR 50404/OM 5451 tại đồng Sóc Trăng, Tháp Mười ở quanh mức 5400-5500 đồng/kg. Gía lúa Đông Xuân Đài Thơm 8/OM 18 tại đồng Sóc Trăng, Tháp Mười cũng ở quanh mức 5800/5600-5700 đồng/kg.
Miền Tây bắt đầu giai đoạn thu hoạch rộ vụ Đông Xuân trong tháng 3, tại nhiều đồng như Sóc Trăng, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang…, lúa Campuchia về đều, chủ yếu là lúa IR 504 và OM 5451. Gía lúa Đông Xuân IR 50404 tại đồng Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp… tăng lên mức 5700 đồng/kg. Gía lúa Đông Xuân Đài Thơm 8/OM 18 tại đồng Sóc Trăng, Đồng Tháp cũng tăng lên mức 5900-6000/5800-5900 đồng/kg.
Cuối tháng 3, miền Tây thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, nguồn cung lúa gạo cho các nhà máy xay xát dồi dào, tuy nhiên chất lượng gạo xấu, gãy nhiều ảnh hưởng do mưa nhiều.
Giá lúa tươi tại các đồng Miền Tây có xu hướng giảm nhẹ trong tháng 4, lúa gạo vụ Đông Xuân có chất lượng kém, gãy nhiều, ẩm độ cao. Nguồn cung lúa, gạo nguyên liệu cũng dần hạn chế hơn khi miền Tây bắt đầu bước vào giai đoạn cuối vụ Đông Xuân.
Gía lúa Đông Xuân IR 50404/OM 380 tại đồng Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp ở quanh mức 5400-5500 đồng/kg. Gía lúa Đông Xuân Đài Thơm 8/OM 18 tại đồng Sóc Trăng, Đồng Tháp cũng ở quanh mức 5700-5800/5600-5700 đồng/kg.
Cuối tháng 4, miền Tây cơ bản đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân, tại Tháp Mười (Đồng Tháp) đã có lúa Xuân Hè thu hoạch tuy nhiên lượng ít, chất lượng lúa gạo không tốt như vụ Đông Xuân. Theo thương lái thì giá phân bón tăng cao khiến nhiều nông dân bỏ vụ. Lúa từ Campuchia cũng được nhập về rất hạn chế do phía Campuchia cũng đã hết vụ thu hoạch. Tại một số khu vực miền Tây, thời tiết mưa nhiều gây trở ngại cho việc thu hoạch, chất lượng lúa sụt giảm.
Gía lúa tại miền Tây bắt đầu xu hướng tăng trong tháng 5 và tiếp tục ở mức cao trong tháng 6. Gía lúa IR 50404/OM 5451 tại Vĩnh Long, Đồng Tháp ở mức 5700-5750/5800-5900 đồng/kg. Gía lúa Đài Thơm 8/OM 18 tại Vĩnh Long, Đồng Tháp ở quanh mức 5900-6000 đồng/kg. Gía lúa ở mức cao khiến nhiều thương lái không mặn mà đi hàng. Nhiều đồng tại miền Tây cũng dần vào rộ vụ Hè Thu. Lượng lúa Campuchia về có phần cải thiện hơn do tại Campuchia cũng đang bước vào thu hoạch.
Đầu tháng 7, giá lúa OM 5451 có xu hướng giảm trở lại do nhu cầu từ thương lái yếu hơn, nhu cầu thu mua gạo nguyên liệu chậm, nhà kho lựa gạo thu mua. Chất lượng lúa Hè Thu hiện không đẹp do ảnh hưởng bởi mưa nhiều. Tình hình giao dịch gạo ảm đạm khiến thương lái lúa ít đi hàng, vì vậy nguồn lúa ùn ứ ở nông dân khá nhiều.
Giữa tháng 7, vụ Hè Thu tại miền Tây đang thu hoạch rộ, nguồn lúa Campuchia cũng được thương nhân đưa về nhiều, đa số là lúa OM 5451. Nguồn lúa gạo nhiều sẽ tạo áp lực giảm giá và thu hút hơn nhu cầu xay xát.
Tháng 8, vụ Hè Thu tại miền Tây ước tính đã thu hoạch khoảng hơn 80% diện tích, nguồn cung lúa gạo bắt đầu có hạn chế hơn trước. Gía lúa Hè Thu IR 50404/OM 5451 tại đồng Tháp Mười, Vĩnh Long ở quanh mức 5400-5500 đồng/kg. Gía lúa Đài Thơm 8/OM 18 tại An Giang, Sóc Trăng cũng giảm xuống mức 5500-5600 đồng/kg.
Tháng 9, vụ Hè Thu tại miền Tây bắt đầu bước vào cuối vụ, nguồn cung lúa gạo cho đến cuối năm sẽ không còn dồi dào, khi mà vụ Thu Đông diện tích gieo xạ lúa ít, chỉ bằng khoảng 1/2 diện tích vụ Hè Thu (vụ Thu Đông bắt đầu có thu hoạch rải rác và thời gian thu hoạch kéo dài đến tháng 12/2022). Lượng lúa Campuchia về tiếp tục chậm khi về cuối vụ tại nước này. Gía lúa có xu hướng tăng nhẹ do nguồn cung hạn chế trong giai đoạn cuối vụ Hè Thu.
Đầu tháng 10, miền Tây có mưa nhiều, mực nước cao gây ảnh hưởng đến việc giao nhận các mặt hàng lúa gạo và phụ phẩm (tấm, cám gạo). Lượng lúa Campuchia về ít do mưa lũ ảnh hưởng, giá lúa tiếp tục xu hướng tăng do nguồn khan hiếm và liên tục điều chỉnh tăng trong quý 4/2022.
Tháng 11, lượng lúa Campuchia tiếp tục về khá chậm, chủ yếu lúa Sóc, lượng lúa Thu Đông không còn nhiều. Gía lúa IR 50404/OM 5451 tại đồng Trà Vinh ở quanh mức 6500-6600 đồng/kg. Gía lúa Đài Thơm 8/OM 18 tại An Giang, Trà Vinh ở mức 6800-6900/6700-6800 đồng/kg, tăng hơn 1000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021.
Tại miền Tây, khu vực Tháp Mười, Sóc Trăng và một số khu vực đã bước vào thu hoạch sớm vụ Đông Xuân trong tuần cuối tháng 12/2022, lượng lúa thu hoạch sẽ tăng thêm trong tháng 1/2023. Thương nhân kỳ vọng nguồn cung lúa gạo tăng lên tạo áp lực giảm giá và thu hút hơn nhu cầu xay xát.
Diễn biến giá lúa tươi tại ruộng trong năm 2022, đồng/kg
Nguồn: Dữ liệu của luagaoviet.com
Dự kiến kế hoạch sản xuất lúa tại các tỉnh ĐBSCL năm 2023
Tỉnh, thành |
Vụ ĐX (1000ha) |
Vụ HT (1000ha) |
Vụ TĐ (1000ha) |
Mùa (1000ha) |
KH 2023 (1000ha) |
NSBQ (tạ/ha) |
S.Lượng (1000tấn) |
Long An |
226 |
220 |
64 |
1,5 |
511,5 |
56,79 |
2.905 |
Tiền Giang |
50 |
74 |
5 |
0 |
129 |
63,10 |
814 |
Bến Tre |
0 |
10 |
10 |
5 |
25 |
46,20 |
116 |
Trà Vinh |
62 |
73 |
70 |
1 |
206 |
55,14 |
1.136 |
Vĩnh Long |
46 |
44 |
45 |
0 |
135 |
61,45 |
830 |
Đồng Tháp |
192 |
185 |
115 |
0 |
492 |
66,84 |
3.289 |
An Giang |
230 |
228 |
160 |
4 |
622 |
65,51 |
4.075 |
Kiên Giang |
283 |
280 |
80 |
67 |
710 |
63,46 |
4.505 |
Cần Thơ |
76 |
75 |
67 |
0 |
218 |
64,14 |
1.398 |
Hậu Giang |
76 |
76 |
38 |
0 |
190 |
67,10 |
1.275 |
Sóc Trăng |
180 |
142 |
2 |
10 |
334 |
62,99 |
2.104 |
Bạc Liêu |
48 |
58 |
44 |
41,5 |
191,5 |
63,77 |
1.221 |
Cà Mau |
36 |
35 |
0 |
40 |
111 |
50,06 |
556 |
Tổng |
1.505 |
1.550 |
700 |
170 |
3.875 |
62,51 |
24.222 |
Nguồn: Cục Trồng trọt
Tình hình xuất khẩu gạo năm 2022
Xuất khẩu theo tháng
Tháng |
2022 |
2021 |
+/- (%) |
|||
Lượng |
Kim ngạch |
Lượng |
Kim ngạch |
Lượng |
Kim ngạch |
|
1 |
503 |
244 |
340 |
188 |
47,82% |
30,26% |
2 |
468 |
223 |
309 |
168 |
51,73% |
32,83% |
3 |
533 |
264 |
540 |
291 |
-1,25% |
-9,41% |
4 |
550 |
276 |
790 |
429 |
-30,42% |
-35,78% |
5 |
726 |
355 |
571 |
310 |
27,02% |
14,42% |
6 |
725 |
354 |
457 |
254 |
58,69% |
39,60% |
7 |
580 |
284 |
457 |
236 |
27,05% |
20,20% |
8 |
727 |
344 |
498 |
243 |
45,88% |
41,41% |
9 |
582 |
275 |
593 |
293 |
-1,87% |
-6,15% |
10 |
715 |
342 |
620 |
323 |
15,34% |
5,94% |
11 |
589 |
291 |
575 |
299 |
2,47% |
-2,75% |
12 |
435 |
221 |
495 |
255 |
-11,96% |
-13,51% |
Tổng |
7.134 |
3.471 |
6.245 |
3.288 |
14,23% |
5,56% |
Lượng: ngàn tấn; kim ngạch: triệu USD.
Top thị trường
Thị trường |
Lượng (tấn) |
+/- (%) |
Philippines |
3.197.475 |
30% |
China |
852.940 |
-19% |
Bờ Biển Ngà |
622.861 |
50% |
Ghana |
443.765 |
-35% |
Malaysia |
435.612 |
53% |
Cuba |
244.322 |
-14% |
Singapore |
140.516 |
21% |
Indonesia |
120.193 |
78% |
HongKong |
82.271 |
-1% |
Hàn Quốc |
65.874 |
-2% |